Ngoài kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc để giúp cây phát triển từ bên trong, nâng cao sức đề kháng thì các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây kịp thời cũng giữ vai trò rất quan trọng. Cây Bòn Bon Thái tuy dễ sống những vẫn có thể bị một số loại Sâu Đục Cành, Bọ Xít Xanh, Nấm Bồ Hóng, Nhện Đỏ, Rệp Sáp… gây hại.
Phòng trừ sâu bệnh hại Cây Bòn Bon Thái
Cách phòng sâu bệnh cho Cây Bòn Bon Thái
Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn, thường xuyên quét dọn quanh gốc cây cho thông thoáng là cách phòng sâu bệnh hữu hiệu. Biện pháp này nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu bệnh.
Ngoài ra, người trồng đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn. Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach giúp cây giảm đáng kể nguy cơ sâu bệnh.
Ngoài ra, người trồng đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn. Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach giúp cây giảm đáng kể nguy cơ sâu bệnh.
Cách phòng sâu bệnh cho Cây Bòn Bon Thái
Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường. Ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rễ cây, Bệnh Thán Thư trên quả… cần được loại bỏ.
Cách trừ sâu bệnh cho Cây Bòn Bon Thái
Sâu Đục Cành: Khi phát hiện người trồng cần cắt tiả những cành bị bệnh đem tiêu huỷ ngay tránh làm ảnh hưởng đến những cành, cây khác.
Bọ Xít Xanh: Để hạn chế và kịp thời phát hiện, người trồng cần thường xuyên thăm vườn. Khi phát hiện Bọ Xít thì người trồng có thể dùng thuốc nhóm chích hút để phun trừ.
Bọ Xít Xanh: Để hạn chế và kịp thời phát hiện, người trồng cần thường xuyên thăm vườn. Khi phát hiện Bọ Xít thì người trồng có thể dùng thuốc nhóm chích hút để phun trừ.
Cách trừ sâu bệnh cho Cây Bòn Bon Thái
Nấm Bồ Hóng: Nguyên nhân gây ra nấm là do một số côn trùng chích hút (Rệp, Rầy…)thải ra. Người trồng cần nhanh chóng xử lý côn trùng chích hút là được.
Sâu Đục Quả, Nhện Đỏ, Rệp Sáp: Khi phát hiện Sâu Rầy thì có thể phun một số các loại thuốc như: Trebon, Basa, Decis, Mipcin… và bón Vibasu định kỳ nhằm hạn chế Sâu Đục Thân theo đặc điểm từng vùng. Người trồng có thể dùng hóa chất diệt vi khuẩn, nấm bệnh như: Aliettre, Ridomil, Zincopper, Mancozeb… theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra vào mùa mưa thường phát sinh bệnh nấm đen, nấm trắng nhưng không nguy hiểm lắm, có thể phun xịt các loại thuốc có gốc đồng, vôi trắng quét lên chổ có nấm.
Với những Cây Bòn Bon Thái ra trái vụ: Do ra trái vào mùa mưa nên trái thường không phát triển (điếc), chất lượng kém, giá thành thấp. Để cây ra trái tập trung vào vụ chính, thì phải hái bỏ hoa trái vụ, nhằm tập trung dinh dưỡng cho vụ chính.